Điều trị ung thư buồng trứng

Ung thư buồng trứng là một trong những loại ung thư phổ biến ở phụ nữ, đặc biệt ở độ tuổi trung niên. Căn bệnh này chỉ xếp sau ung thư vú và ung thư cổ tử cung. Ở Việt Nam, hàng năm xuất hiện hàng nghìn ca mắc mới về bệnh lý này. Đặc trưng của bệnh ung thư buồng trứng là phát triển âm thầm và lặng lẽ. Chúng thường không xuất hiện hoặc có rất ít các triệu chứng rõ ràng. Điều này khiến cho việc điều trị ung thư buồng trứng trở nên khó khăn hơn vì phát hiện muộn. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này và cách điều trị ra sao, các bạn hãy cùng theo dõi bài viết sau đây nhé!

Bệnh ung thư buồng trứng là gì và dấu hiệu nhận biết?

ng thư buồng trứng là một loại bệnh lý trong đó một hoặc cả hai buồng trứng bị tác động bởi tế bào bất thường và phát triển thành khối u ác tính. Những tế bào này có khả năng xâm lấn và phá hủy các cơ quan và mô trong cơ thể. Thậm chí, chúng có thể lan rộng tới nhiều bộ phận khác trong cơ thể và gây ra những loại ung thư tại những cơ quan đó. Do đó, việc điều trị ung thư buồng trứng từ sớm là rất cần thiết.

Triệu chứng ban đầu của các bệnh về buồng trứng thường không thể hiện rõ ràng. Điều này dẫn đến việc chúng thường bị nhầm lẫn với các triệu chứng của nhiều bệnh lý khác. Một số triệu chứng của ung thư buồng trứng mà bạn nên chú ý bao gồm:

  • Đầy bụng hoặc đau bên dưới khung chậu.
  • Cân nặng thay đổi thất thường.
  • Triệu chứng rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, nôn mửa hoặc táo bón.
  • Đi tiểu thường xuyên.
  • Thay đổi về chu kỳ kinh nguyệt hoặc xuất hiện chảy máu âm đạo sau mãn kinh.
  • Đau rát trong suốt quá trình và sau khi quan hệ tình dục.

Bệnh ung thư buồng trứng có chữa được không?

Theo PGS.TS.BS Lưu Thị Hồng, ung thư buồng trứng là một căn bệnh đáng sợ. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm và tiếp cận điều trị hiệu quả từ giai đoạn đầu thì tỷ lệ chữa khỏi vượt qua 90%. Đặc biệt, người trẻ thường có triển vọng tốt hơn trong việc điều trị ung thư buồng trứng do tình trạng sức khỏe và khả năng đáp ứng với liệu pháp tốt hơn.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng bệnh có thể tái phát trong hai năm đầu sau điều trị. Vì vậy, việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tái phát đóng một vai trò quan trọng trong duy trì sức khỏe và giảm nguy cơ mắc bệnh lại.

Bệnh ung thư buồng trứng có bao nhiêu giai đoạn?

Việc xác định các giai đoạn của ung thư buồng trứng sẽ nắm rõ được mức độ lây từ các tế bào và tình hình ở người bệnh. Ung thư buồng trứng sẽ gồm có 4 giai đoạn chính dựa trên kích thước của khối u, di căn và hạch bạch huyết:

  • Giai đoạn 1: Đây là giai đoạn đầu tiên với sự xuất hiện của các khối u tại một hoặc cả hai buồng trứng. Giai đoạn này chính là thời điểm khi khối u còn giới hạn trong buồng trứng hoặc ống dẫn trứng. 
  • Giai đoạn 2: Ở giai đoạn này, ung thư đã lan ra các cơ quan trong vùng chậu. Thông thường, người bệnh khi phát hiện ra tình trạng ung thư buồng trứng sẽ ở giai đoạn thứ 2 khoảng 19%.
  • Giai đoạn 3: Tiếp đến là giai đoạn 3, với đánh dấu của sự lan tỏa đến các cơ quan xa hơn và hạch bạch huyết xung quanh. 
  • Giai đoạn 4: Chúng thể hiện sự di căn đến các cơ quan xa và hạch bạch huyết xa hơn, như phổi, gan, xương, lá lách,…

Mỗi giai đoạn còn được chia thành từng giai đoạn phụ dựa trên sự lan tỏa và kích thước của khối u. Vì vậy mà việc điều trị ung thư buồng trứng cho từng giai đoạn sẽ áp dụng theo các phương pháp khác nhau để phù hợp nhất với tình hình của bệnh.

Phương pháp điều trị ung thư buồng trứng hiện nay

Sau khi xác định mức độ của ung thư buồng trứng, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp dựa trên tình trạng của bệnh nhân. Các phương pháp điều trị ung thư buồng trứng phổ biến bao gồm:

  • Phẫu thuật: Phẫu thuật có thể cắt bỏ một hoặc cả hai buồng trứng, tử cung và các cơ quan bị tổn thương.
  • Hóa trị: Loại thuốc và cách sử dụng sẽ phụ thuộc vào giai đoạn và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.
  • Xạ trị: Sử dụng tia phóng xạ để tiêu diệt tế bào ung thư buồng trứng. Phương pháp này thường có thể gây ra tác dụng phụ cho người bệnh.
  • Liệu pháp điều trị đích: Tập trung vào các tế bào ung thư bằng cách ngăn chặn sự phát triển của chúng.
  • Điều trị miễn dịch: Sử dụng các thuốc miễn dịch để tấn công tế bào ung thư.
  • Bảo tồn khả năng sinh sản: Đối với phụ nữ có mong muốn mang thai sau điều trị ung thư thì sẽ có các phương pháp bảo tồn trứng và mô buồng trứng.
  • Chế độ dinh dưỡng phù hợp: Dinh dưỡng là một phần quan trọng để hỗ trợ quá trình điều trị và tăng cường sức đề kháng.

Một số câu hỏi thường gặp về bệnh ung thư buồng trứng

Do ung thư tử cung là một bệnh nguy hiểm nên nhiều người thường tỏ ra rất hoang mang, đặt ra các câu hỏi như:

Ung thư cổ tử cung có di truyền cho con cháu không?

Theo các nghiên cứu khoa học thì hiện không có bằng chứng cho thấy bệnh ung thư cổ tử cung sẽ di truyền. Tuy nhiên, nếu thừa hưởng các gen lặn sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh ở tuyến vú và buồng trứng cho nữ giới.

Sống thêm được bao lâu khi điều trị ung thư buồng trứng?

Nếu bệnh lý được phát hiện sớm trong giai đoạn đầu thì sẽ có thể chữa trị dứt điểm. Khoảng thời gian sống còn lại sẽ giảm dần nếu như các biến chuyển của tế bào ung thư tiến dần tới các giai đoạn sau.

Có nên tầm soát ung thư buồng trứng hay không?

Ung thư buồng trứng là một căn bệnh thường phát triển lặng lẽ và dường như ít có dấu hiệu nào nhận biết sớm. Vì thế, đa phần người bệnh đều phát hiện khi ở giai đoạn muộn. Trong khi đó, nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì cơ hội khỏi rất lớn. Thậm chí, phụ nữ hoàn toàn có thể mang thai và sinh em bé sau khi điều trị ung thư buồng trứng. Chính vì điều này việc tầm soát bệnh ung thư đóng vai trò cực kỳ lớn và cần thiết. Đặc biệt là đối với những người có nguy cơ mắc cao như tiền sử của gia đình sở hữu bệnh nhân mắc ung thư buồng trứng thì cần tiến hành tầm soát theo định kỳ.

Cách phòng ngừa ung thư buồng trứng 

Đây là một trong những bệnh ung thư khá phổ biến và nguy hiểm đối với phụ nữ. Bởi chúng không chỉ gây hại đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng sinh sản của chị em phụ nữ. Vậy nên, việc phòng ngừa căn bệnh này là vô cùng cần thiết. Dưới đây là một số phương pháp phòng ngừa bệnh ung thư buồng trứng:

  • Thường xuyên thăm khám để tầm soát ung thư buồng trứng theo định kỳ.
  • Tuyệt đối không nên sử dụng thuốc kích thích phóng noãn nếu không cho chỉ định từ bác sĩ.
  • Hạn chế dùng bột talc ở tại vị trí bộ phận sinh dục.
  • Ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, khoa học và cân bằng để cân cao đề kháng, sức khỏe, phòng tránh bệnh tật.
  • Nên kéo dài thời gian cho trẻ bú mẹ, ít nhất là 6 tháng đầu đời.
  • Thường xuyên vận động, đi lại nhẹ nhàng và tập thể dục.
  • Bổ sung thêm một số thực phẩm chức năng tốt cho sức khỏe.

Nhìn chung, việc điều trị ung thư buồng trứng là hoàn toàn có thể nếu phát hiện sớm và chữa trị kịp thời. Bên cạnh đó, việc thăm khám thường xuyên và tầm soát bệnh công nghệ cao cũng sẽ là gợi ý giúp phòng tránh, chữa trị bệnh hiệu quả cho bạn.