Điều trị ung thư gan

Ung thư gan là một căn bệnh ác tính khá phổ biến tại Việt Nam, đứng thứ 3 về tần suất xuất hiện. Bệnh này có tính di căn cao và có thể đe dọa tính mạng con người nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Để hiểu rõ hơn về bệnh, hãy cùng theo dõi bài viết sau. Tại đây sẽ phân tích về khái niệm, những dấu hiệu, triệu chứng thường gặp cùng với các phương pháp điều trị ung thư gan hiện đại.

Thực trạng Ung thư gan hiện nay

Theo thống kê, năm 2020 nước ta có thêm 26.418 ca mắc Ung Thư Gan và 25.272 trong số đó ĐÃ TỬ VONG. Đáng lưu ý

?Đây là một loại ung thư có tỷ lệ tử vong hàng đầu

?Đa số bệnh nhân khám khi bệnh đã sang giai đoạn 3, giai đoạn 4

?Thời gian sống trung bình không quá một năm

?60% đến viện khi đã ở giai đoạn trung gian và tiến triển

?Tỉ lệ TỬ VONG lên đến 95% nếu phát hiện muộn.

Ung thư gan là một bệnh lý trong đó các tế bào ung thư gây hại phát triển trong các mô ở gan. Đây là loại ung thư có tỉ lệ mắc cao báo động tại nước ta. Bệnh đang có xu hướng trẻ hóa, đe dọa đến tính mạng của hàng triệu người. 

Ung thư gan là gì và dấu hiệu nhận biết ra sao?

Ung thư gan thường được phân thành hai loại chính: ung thư gan nguyên phát và ung thư gan thứ phát. Ung thư gan nguyên phát xuất phát từ các tế bào gan bất thường, trong khi ung thư gan thứ phát là kết quả của sự lan truyền của tế bào ung thư từ các bộ phận khác của cơ thể. Các tế bào lây lan qua hệ thống mạch máu đến gan, nơi chúng phát triển thành khối u mới.

Có một số dấu hiệu thường gặp của bệnh ung thư gan bao gồm:

  • Giảm cân nhanh chóng không lý do.
  • Chán ăn, mất khẩu vị.
  • Cảm giác no nhanh dù ăn ít.
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa.
  • Sưng to gan và lá lách, cảm giác đầy ở khu vực xương sườn.
  • Đau bên phải bên dưới xương sườn hoặc đau bụng.
  • Chướng bụng, sưng bụng hoặc tích tụ chất lỏng trong bụng.
  • Ngứa da hoặc sốt cao không ngừng.
  • Bị vàng da hoặc mắt.

Ung thư gan có điều trị được không?

Ung thư gan có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm, khi kích thước khối u không quá to và không xâm lấn. Thời gian phát hiện bệnh càng lâu, khả năng điều trị càng mong manh. 

Nếu được phát hiện sớm, cơ thể ít bệnh nền, hiệu quả điều trị có thể lên tới 80%. Với khối u càng nhỏ, khả năng điều trị càng tốt hơn.

  • Khối u nhỏ dưới 3cm, gan xơ thì có thể phẫu thuật, tỉ lệ sống sau 5 năm là 80 – 90%. 
  • Khối u lớn từ 3 – 6cm ở gan, tỉ lệ điều trị giảm xuống còn 60%. 
  • Khối u trên 6cm ở gan, thì tỉ lệ bệnh nhân sống trên 5 năm khoảng 10 – 15%. 
  • Nếu kích thước khối u đã đạt tới 10cm, thì khả năng điều trị tiên lượng khá xấu. 
  • Những trường hợp có triệu chứng vàng da, vàng mắt, phương pháp điều trị chủ yếu là giảm đau, giảm nhẹ để kéo dài sự sống. 

Các phương pháp điều trị ung thư gan trong thời đại hiện nay

  • Phẫu thuật: ở các trường hợp phát hiện bệnh sớm, có thể dùng phương pháp phẫu thuật loại bỏ khối u hoặc một phần gan, ghép vào một phần gan khỏe mạnh. 
  • Điều trị tại chỗ: điều trị tại chỗ là phương pháp có thể tác động trực tiếp vào tế bào ung thư hoặc khu vực quanh khối u. Từ đó có thể tiêu diệt phần lớn hoặc hoàn toàn ung thư gan, bao gồm các phương pháp như: ướp lạnh, đốt, tiêm cồn tuyệt đối, tiêm thuốc hoá trị.
  • Xạ trị: là phương pháp sử dụng các nguồn tia sáng năng lượng cao, để tiêu diệt tế bào ung thư. Với ung thư gan di căn, xạ trị cũng được dùng để hạn chế sự di căn cũng như kiểm soát triệu chứng bệnh, kéo dài sự sống cho bệnh nhân.
  • Liệu pháp miễn dịch tự thân: là một thành tựu mới trong cuộc chiến điều trị ung thư của Y học để tăng sức đề kháng của cơ thể, chống lại bệnh tật. Các tế bào miễn dịch được lấy ra từ chính máu của bệnh nhân, tăng sinh trong phòng thí nghiệm và truyền ngược lại cơ thể sau khi đạt được số lượng tế bào cần thiết. 
  • Liệu pháp chăm sóc giảm nhẹ: Trong quá trình điều trị ung thư, cơ thể người bệnh sẽ bị đau và xuất hiện nhiều triệu chứng khác nhau. Các bác sĩ sẽ tập trung vào việc giảm đau, giảm căng thẳng để cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Bệnh ung thư gan trải qua những giai đoạn nào?

Ung thư gan và những kiến thức không thể bỏ qua

Giai đoạn là cách thể hiện mức độ lan tràn của ung thư trong cơ thể. Nó có vai trò quan trọng trong việc xác định tình trạng của bệnh, khả năng phục hồi và lựa chọn phương pháp điều trị ung thư gan phù hợp. 

Ung thư gan giai đoạn đầu

Ở giai đoạn này, khối u ung thư trong gan thường nhỏ hơn 5cm (khoảng 2 inch) và chưa lan rộng vào mạch máu hoặc các cấu trúc khác của gan. Ung thư thường bị giới hạn trong gan mà không lan tới những phần khác của cơ thể.

Ung thư gan giai đoạn tiến triển

Giai đoạn này thường được gọi là giai đoạn III. Các khối u ung thư trong gan lớn hơn 5cm nhưng vẫn chưa lan rộng đến các cấu trúc xa hơn.

  • Giai đoạn IIIA: Khối u ung thư lớn hơn 5cm và chưa lan rộng đến các cấu trúc xa hoặc hạch bạch huyết gần gan.
  • Giai đoạn IIIB: Khối u đã lan đến mạch máu cửa hoặc tĩnh mạch gan nhưng chưa có dấu hiệu lan rộng xa hơn.
  • Giai đoạn IIIC: Khối u đã lan tới các cơ quan lân cận (ngoại trừ túi mật) hoặc lớp vỏ bao phủ gan. Tuy nhiên, ung thư chưa lan rộng đến hạch bạch huyết hoặc cấu trúc xa.

Ung thư gan giai đoạn cuối

Tại giai đoạn này, ung thư thường đã lan tới các mạch máu lớn hoặc cơ quan khác trong cơ thể. Triệu chứng của bệnh thường xuất hiện rõ rệt và phương pháp điều trị ung thư gan cũng khó hơn. Giai đoạn IV của ung thư gan thường được chia thành các giai đoạn con, được ký hiệu là giai đoạn K, như sau:

  • Giai đoạn IVA: Khối u có thể có kích thước bất kỳ và lan đến hạch bạch huyết gần gan nhưng chưa lan đến các cơ quan xa.
  • Giai đoạn IVB: Khối u đã lan đến các cơ quan xa như phổi, xương hoặc não. Sự xâm lấn vào mạch máu và hạch bạch huyết gần đó có thể rất rõ rệt hoặc không.

Các biến chứng của bệnh ung thư gan

  • Thiếu máu do số lượng hồng cầu thấp, dẫn đến mệt mỏi, khó thở, da xanh xao, nhịp tim nhanh và choáng váng.
  • Tắc nghẽn ống mật chủ do khối u trong gan tiến triển, chèn ép đường dẫn mật. Bệnh
  • nhân bị đau vùng hạ sườn phải, buồn nôn, vàng da, mẩn ngứa.
  • Bệnh nhân xuất hiện tình trạng chảy máu khó cầm khi đánh răng, chảy máu cam, xuất huyết nội tạng.
  • Khối u trong gan chèn ép khiến dòng chảy từ các tĩnh mạch nhỏ về tĩnh mạch lớn bị tắc nghẽn, làm mạch máu bị co giãn liên tục, lâu ngày trở thành giãn tĩnh mạch.
  • Khi gan đang có khối u, lượng máu di chuyển đến thận bị suy giảm do sự chèn ép, giãn mạch. Có khoảng 40% những người bị xơ gan sẽ phát triển thành hội chứng gan thận.
  • Tế bào gan bị tổn thương làm mất khả năng thải độc của gan, làm độc tố di chuyển lên đầu độc não, dẫn đến hiện tượng mất trí nhớ, thay đổi tính cách, mất phương hướng.
  •  

Những câu hỏi liên quan tới bệnh và cách điều trị ung thư gan

Để hiểu rõ hơn về bệnh và những cách điều trị ung thư gan, các bạn hãy cùng tham khảo một số câu hỏi sau đây nhé!

Ung thư gan sống được bao lâu?

Sự sống còn của bệnh nhân ung thư gan phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm kích thước của khối u, sự lan rộng, tình trạng gan xung quanh và tình trạng sức khỏe tổng quát. Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ACS), tỷ lệ sống sót trung bình sau 5 năm cho các trường hợp ung thư gan là 15%. Trong trường hợp điều trị ung thư gan cho khối ung thư chưa vượt ra khỏi gan, tỷ lệ sống sót sau 5 năm là 28%. Nếu ung thư lan rộng ra ngoài gan, tỷ lệ sống sót sau 5 năm là 7%. Khi bệnh di căn xa (tới các cơ quan hoặc mô ở xa), thời gian sống sót thường giảm xuống còn 2 năm.

Ung thư gan có lây không?

Bệnh nhân thường quan tâm liệu ung thư gan có lây không và một số người lo sợ việc tiếp xúc, ăn uống hoặc ngủ cùng người thân có thể lây bệnh. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, lo ngại này là hoàn toàn không chính xác. Ung thư gan không có khả năng lây truyền thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc sinh hoạt chung.

Ung thư gan có gây đau không?

Thông thường, trong giai đoạn đầu của bệnh này, các biểu hiện hay triệu chứng sẽ không được rõ ràng. Bệnh sẽ gây cảm giác tức ngực, đôi khi đau nhói ở vùng hạ sườn phải. Đồng thời, các dây thần kinh cảm giác bao phủ bên phía ngoài của gan, khối u phát triển nên xâm lấn và chèn ép gây đau đớn cho người bệnh.

Còn đối với người bệnh ở giai đoạn muộn thì cảm giác đau tức ở hạ sườn phải ngày càng tăng. Các cơn đau vặn có thể sẽ lan đến bả vai và ngày một dữ dội hơn. Tần suất cơn đau sẽ tăng dần theo giai đoạn của bệnh và kích thước từ khối u. Nếu bệnh nhân chỉ sử dụng thuốc giảm đau thông thường thì triệu chứng này sẽ không thuyên giảm.

Đời con có bị di truyền ung thư gan không?

Ung thư gan là một bệnh không có yếu tố di truyền, xuất phát từ các đột biến trong tế bào gan. Chỉ khoảng dưới 10% trường hợp điều trị ung thư gan thành công nhưng đời con vẫn bị. Bệnh có thể lây truyền qua đường máu nhưng không phải qua di truyền gen.

Ung thư gan nên ăn gì?

Theo bác sĩ, ung thư gan có thể ảnh hưởng đến việc thèm ăn của bệnh nhân và khiến họ kén ăn, chán ăn. Điều này gây ra thiếu hụt dinh dưỡng và sức khỏe yếu đuối, gây khó khăn trong quá trình điều trị ung thư gan. Để giảm cảm giác chán ăn và hỗ trợ sức khỏe, bệnh nhân nên:

  • Tăng cường protein từ thịt gà, cá, trứng, hạt và sữa ít béo để tăng sức đề kháng và phục hồi cơ thể.
  • Bổ sung trái cây và rau sáng màu như quả mọng, táo, cam, dưa hấu,…
  • Sử dụng ngũ cốc nguyên hạt như bánh mì nguyên cám, mì ống, yến mạch, gạo lứt để bổ sung năng lượng và tối ưu hóa tiêu hóa.
  • Uống đủ 2 lít nước hàng ngày để loại bỏ độc tố và giảm cảm giác buồn nôn.

Ung thư gan thường phát triển mà không có triệu chứng rõ rệt ban đầu. Vì gan đóng một vai trò quan trọng trong cơ thể, khi bị ung thư tác động thì các cơ quan khác cũng có thể bị ảnh hưởng. Do đó, việc tầm soát và điều trị ung thư gan từ sớm là thật sự cần thiết. Nếu cảm thấy có bất cứ dấu hiệu bất thường nào, hãy liên hệ tới Biocare để được tư vấn và chăm sóc sức khỏe tốt nhất