Ung thư tuyến tiền liệt là một trong những căn bệnh ám ảnh hàng triệu nam giới trên khắp thế giới. Với sự gia tăng đáng kể về số lượng ca mắc mới, việc tìm ra các phương pháp điều trị hiệu quả đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Trong bài viết này, Phòng Khám Nội – Ung Bướu Homed sẽ bật mí các phương pháp điều trị ung thư tiền liệt tuyến hiệu quả nhất hiện nay để bạn tham khảo.
Điều trị ung thư tiền liệt tuyến
Ung thư tiền liệt tuyến là gì?
Ung thư tuyến tiền liệt (ung thư tiền liệt tuyến) là một căn bệnh phổ biến ở nam giới, đặc biệt là ở những người trên 50 tuổi. Tuyến tiền liệt là cơ quan sinh dục chỉ có ở nam giới, thường nặng khoảng 20 – 25 gram. Kích thước của tuyến tiền liệt thay đổi theo tuổi tác, bắt đầu phát triển khi nam giới vào tuổi dậy thì và ổn định ở khoảng tuổi 30, sau đó tiếp tục phát triển khi về già. Nó nằm phía dưới bàng quang và phía trên trực tràng, bên cạnh túi tinh. Đường dẫn nước tiểu sẽ đi xuyên qua trung tâm của tuyến tiền liệt và ra khỏi dương vật. Nhiệm vụ chính của tuyến tiền liệt là sản xuất tinh dịch.
Ung thư tiền liệt xuất phát từ sự phát triển không bình thường và không kiểm soát của các tế bào trong tuyến tiền liệt. Bệnh này thường phát triển rất chậm và không có triệu chứng lâm sàng ở giai đoạn đầu.
Một số dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt bao gồm:
- Đau dữ dội ngang thắt lưng, hai bên hông và đùi
- Mệt mỏi, ăn không ngon miệng, sụt cân không kiểm soát.
- Đau vùng bụng, đi tiểu khó khăn, bị buốt hoặc rát, thậm chí không thể đi tiểu.
- Nước tiểu đục và có máu
- Các hội chứng về thần kinh do di căn đốt sống gây chèn ép tuỷ sống
- Rối loạn cương dương, khó duy trì cương dương khi giao hợp.
- Gặp các vấn đề về đường ruột, bị táo bón nặng.
- Có thể đau xương, gãy xương khi đã di căn vào xương
Ngoài ra, một số triệu chứng ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn cuối bao gồm đau xương, đau lưng, phù chưng,…
Nguyên nhân gây ra bệnh là gì?
- Tiền sử gia đình có người thân mắc ung thư tiền liệt tuyến
- Nam giới trong độ tuổi sinh sản
- Người thừa cân, béo phì
- Người ăn nhiều thịt, mỡ động vật
- Người có thói quen không lành mạnh: uống nhiều rượu bia, dùng chất kích thích
- Người làm việc trong điều kiện tiếp xúc nhiều với các chất phóng xạ
Ung thư tuyến tiền liệt có chữa được không?
Ung thư tuyến tiền liệt có khả năng chữa khỏi hoàn toàn ở giai đoạn khu trú. Bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật hoặc xạ trị để loại bỏ hoàn toàn tế bào ung thư và các hạch bạch huyết trong khu vực chậu.
Nếu ung thư phát triển sang giai đoạn khu trú tiến triển, khả năng chữa khỏi sẽ giảm đáng kể. Các phương pháp điều trị ung thư tuyến tiền liệt ở giai đoạn này bao gồm phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt hoặc xạ trị kết hợp với điều trị nội tiết hỗ trợ.
Ở giai đoạn tiến xa, khi ung thư tuyến tiền liệt đã di căn, các phương pháp điều trị chỉ có thể hỗ trợ kiểm soát tình trạng bệnh và kéo dài tuổi thọ. Tuổi thọ của bệnh nhân sẽ phụ thuộc vào sức kháng, tuổi tác và phản ứng của họ đối với phương pháp điều trị. Tuy nhiên, việc tuân thủ đúng phác đồ điều trị ung thư tiền liệt tuyến có thể giúp người bệnh sống thêm vài năm.
Các giai đoạn của bệnh
Ung thư tiền liệt tuyến thường phát triển âm thầm trong thời gian dài. Người bệnh có thể không có triệu chứng hoặc không nhận ra. Do đó, ngay khi có các dấu hiệu nghi ngờ, người bệnh nên đi tầm soát, khám và điều trị ung thư tuyến tiền liệt kịp thời, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. Ung thư tiền liệt tuyến chia làm 4 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Mô ung thư mới được hình thành ở tuyến tiền liệt.
- Giai đoạn 2: Khối u khu trú trong tuyến tiền liệt, nhưng chưa phát triển lớn, có thể được phát hiện khi thăm khám trực tràng, xét nghiệm PSA trong máu hoặc cắt đốt tuyến tiền liệt nội soi.
- Giai đoạn 3: ung thư đã xâm lấn sang các mô xung quanh tuyến tiền liệt, túi tinh.
- Giai đoạn 4: Tế bào ung thư di căn qua máu và hạch bạch huyết, xâm lấn cơ quan lân cận như trực tràng, bàng quang, xương, gan, phổi.
Các cách điều trị ung thư tuyến tiền liệt
Dưới đây là một số phương pháp điều trị ung thư tuyến tiền liệt phổ biến hiện nay mà bạn có thể tham khảo.
Phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt
Phương pháp này thường được bác sĩ chỉ định cho các trường hợp ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn I hoặc II, ước tính người bệnh có thể sống trên 10 năm. Trong giai đoạn này, tế bào ung thư vẫn khu trú ở bên trong tuyến tiền liệt và phá vỡ vở bao của tuyến. Quá trình phẫu thuật nhằm loại bỏ toàn bộ mô ung thư, đến mức không còn mô ung thư ở biên giới an toàn (là khu vực ngoài bờ phẫu thuật). Tỉ lệ tái phát ung thư sau 5 năm sau phẫu thuật thường rơi vào khoảng dưới 10%.
Phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt có thể được thực hiện thông qua phẫu thuật nội soi hoặc phẫu thuật mở vùng dưới rốn. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ loại bỏ toàn bộ tuyến tiền liệt cùng với túi tinh và mô xung quanh tuyến tiền liệt. Sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể gặp một số biến chứng như tiểu không kiểm soát, rối loạn cương dương, hẹp niệu đạo,…
Xạ trị
Xạ trị là một phương pháp điều trị sử dụng tia bức xạ có năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Phương pháp này có hiệu quả nhanh chóng và có thể được áp dụng trong mọi giai đoạn của bệnh tùy thuộc vào mục tiêu điều trị. Đối với những người ở giai đoạn sớm, xạ trị ngoài hoặc xạ trị trong được xem là phương án điều trị có khả năng chữa khỏi cao nhất. Xạ trị thường được sử dụng rộng rãi nhất cho các trường hợp ung thư giai đoạn III. Tuy nhiên, đối với một số trường hợp như người cao tuổi hoặc những người có tình trạng sức khỏe không tốt, bác sĩ có thể xem xét không áp dụng xạ trị nếu ung thư phát triển chậm.
Hóa trị
Hóa trị là phương pháp sử dụng thuốc chống ung thư, được đưa vào cơ thể thông qua đường uống hoặc tiêm vào mạch máu tĩnh mạch. Những hóa chất này lưu thông trong máu để tiêu diệt hoặc ngăn chặn sự phát triển của tế bào ác tính tại các cơ quan bên trong cơ thể. Phương pháp này thường được áp dụng khi tế bào ung thư đã lan rộng ra bên ngoài tuyến tiền liệt và liệu pháp điều trị nội tiết không còn hiệu quả.
Liệu pháp nội tiết
Liệu pháp nội tiết nhằm kiểm soát việc sản xuất nội tiết tố nam (testosteron) để ngăn chặn sự phát triển của bệnh. Bao gồm hai phương pháp điều trị chính là triệt tiêu nội tiết tố nam thông qua phẫu thuật loại bỏ cả hai tinh hoàn hoặc sử dụng thuốc điều trị nội tiết. Phương pháp sử dụng thuốc có thể được xem xét khi bệnh nhân không phù hợp với phẫu thuật hoặc từ chối phẫu thuật.
Ở giai đoạn muộn của ung thư tuyến tiền liệt, khi khối u đã di căn, bệnh nhân có thể được điều trị bằng cách kết hợp giữa liệu pháp nội tiết và xạ trị, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của người bệnh. Trong trường hợp khối u đã di căn mà chưa có dấu hiệu lâm sàng, bác sĩ có thể chờ đợi cho đến khi bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng rồi mới tiến hành điều trị.
Liệu pháp miễn dịch
Liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư tuyến tiền liệt là việc sử dụng thuốc để kích thích hệ thống miễn dịch của bệnh nhân. Điều này nhằm tăng cường khả năng của hệ miễn dịch trong việc nhận biết và loại bỏ tế bào ung thư. Một số phương pháp miễn dịch đã được nghiên cứu và áp dụng trong điều trị ung thư tuyến tiền liệt gồm:
- Vaccine ung thư: Sipuleucel-T (Provenge) không chỉ là một loại vaccine chống ung thư mà còn được coi là một phương pháp điều trị miễn dịch được FDA chấp thuận. Sipuleucel-T giúp hệ miễn dịch tấn công tế bào ung thư tuyến tiền liệt. Loại vaccine này thường được sử dụng trong trường hợp ung thư tuyến tiền liệt tiến triển và không đáp ứng với liệu pháp nội tiết.
- Thuốc ức chế chốt kiểm soát miễn dịch: Hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ không có sự nhầm lẫn và tấn công vào tế bào bình thường của cơ thể. Hệ miễn dịch sử dụng các protein chống ung thư được coi là chốt kiểm soát trên tế bào miễn dịch, hoạt động giống như công tắc để điều khiển phản ứng miễn dịch. Một số loại thuốc nhằm vào các chốt kiểm soát này rất có triển vọng trong việc điều trị ung thư tuyến tiền liệt.
Một số câu hỏi thường gặp về ung thư tuyến tiền liệt
Ung thư tuyến tiền liệt sống được bao lâu?
Ung thư tuyến tiền liệt được xem là một trong những loại ung thư có tiên lượng tốt và thường có mức độ nghiêm trọng thấp hơn so với nhiều loại ung thư khác. Tuổi thọ của bệnh nhân phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giai đoạn bệnh, tình trạng bệnh, phương pháp điều trị và phản ứng của bệnh nhân đối với liệu pháp, tình trạng sức khỏe tổng thể của bệnh nhân,…
Ung thư tuyến tiền liệt có sinh con được không?
Người bị ung thư tuyến tiền liệt vẫn có thể sinh con như bình thường. Mặc dù ung thư tuyến tiền liệt có thể tác động đến hoạt động tình dục và gây ra một số vấn đề như rối loạn cương dương, đau khi xuất tinh và các tình trạng tương tự nhưng nam giới không mất khả năng sinh sản khi mắc căn bệnh này.
Bài viết trên chia sẻ đến bạn các phương pháp điều trị ung thư tuyến tiền liệt. Hy vọng bạn sẽ lựa chọn được phương pháp phù hợp nếu không may gặp phải căn bệnh này