Điều trị ung thư tuyến giáp

Ung thư tuyến giáp là một trong những loại ung thư phổ biến nhất trên thế giới, đặc biệt là ở phụ nữ. Điều trị ung thư tuyến giáp đòi hỏi sự tiếp cận đúng đắn để đảm bảo hiệu quả trong việc kiểm soát và loại bỏ bệnh. Trong bài viết này, hãy cùng  Phòng Khám Nội – Ung Bướu Homed tìm hiểu các phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp hiệu quả nhất hiện nay.

Ung thư tuyến giáp là gì?

Ung thư tuyến giáp xuất hiện khi tế bào ở tuyến giáp bị biến đổi một cách bất thường và phát triển mà không theo sự kiểm soát của cơ thể. Tuyến giáp là một tuyến nội tiết có vị trí nằm ở phía giữa cổ, gồm 2 thùy nối với nhau thông qua eo giáp, có chức năng sản xuất hormone để hỗ trợ sự phát triển và tăng trưởng của cơ thể.

Ung thư tuyến giáp có nhiều dạng khác nhau, bao gồm ung thư tuyến giáp nhú, thể tủy và thể không biệt hóa. Trong đó, thể tủy và thể không biệt hóa thường sẽ có tiên lượng xấu hơn. Đặc biệt, ung thư tuyến giáp thể biệt hoá là dạng có tiên lượng rất tốt.

Ung thư tuyến giáp là tế bào ở tuyến giáp bị biến đổi bất thường, phát triển không theo sự kiểm soát của cơ thể

Ung thư tuyến giáp là tế bào ở tuyến giáp bị biến đổi bất thường, phát triển không theo sự kiểm soát của cơ thể

Ung thư tuyến giáp có chữa được không?

Theo các bác sĩ, bệnh ung thư tuyến giáp hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu phát hiện ở giai đoạn sớm. Do đó, khi có bất kỳ dấu hiệu nào của căn bệnh này hãy đến thăm khác tại các bệnh viện để phát hiện kịp thời. Đặc biệt đối với các đối tượng có bệnh lý tại tuyến giáp hoặc có người thân trong gia đình bị mắc bệnh ung thư tuyến giáp thì cần kiểm tra định kỳ thường xuyên.

Các giai đoạn ung thư tuyến giáp

Các giai đoạn ung thư tuyến giáp thường có sự khác nhau tùy theo từng loại ung thư, cụ thể như sau:

Ung thư tuyến giáp thể tủy

Ung thư tuyến giáp thể tủy gồm các giai đoạn sau đây:

  • Giai đoạn 1: Xuất hiện khối u trong tuyến giáp với đường kính tối đa là 2cm.
  • Giai đoạn 2: Kích thước của khối u ngày càng tăng lên, dao động từ 2 – 4cm và vẫn chưa có sự lan rộng sang cơ quan khác hoặc hạch bạch huyết.
  • Giai đoạn 3: Mặc dù tế bào ung thư chưa xâm lấn vào các cơ quan gần kề nhưng đã có dấu hiệu lan rộng sang hạch bạch huyết. Kích thước của khối u ngày càng lớn hơn và không thể đo được đường kính cụ thể.
  • Giai đoạn 4a: Khối u phát triển to hơn, không thể đo kích thước. Đồng thời, tế bào ung thư đã bắt đầu xâm lấn ra nhiều vị trí ngoài tuyến giáp như dây thần kinh, thực quản và khí quản.
  • Giai đoạn 4b: Kích thước của khối u tiếp tục phát triển và không thể đo kích thước tối đa. Tế bào ung thư cũng đã lan rộng vào các mô gần cột sống và các mạch máu gần đó.
  • Giai đoạn 4c: Trong giai đoạn này, tế bào ung thư không chỉ lan rộng sang nhiều vùng lân cận mà còn lây lan sang nhiều cơ quan khác theo đường máu. Theo bác sĩ, khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn này, cơ hội điều trị thành công trở nên rất hiếm.

Ung thư tuyến giáp thể nhú

Ung thư tuyến giáp thể nhú gồm các giai đoạn sau đây:

  • Giai đoạn 1: Các triệu chứng bệnh thường không rõ ràng, làm cho việc chẩn đoán trở nên khó khăn. Nếu bệnh nhân thực hiện xét nghiệm hình ảnh thì có thể phát hiện sự tồn tại của một khối u trong tuyến giáp với kích thước khoảng 2cm.
  • Giai đoạn 2: Bệnh nhân có thể bắt đầu cảm thấy hơi đau họng và gặp khó khăn trong việc nuốt thức ăn. Kích thước của khối u cũng tăng lên khoảng từ 2 – 4cm. Ở giai đoạn này, khối u bắt đầu xâm lấn vào các vùng lân cận bên ngoài tuyến giáp, bác sĩ chẩn đoán cũng dễ dàng hơn.
  • Giai đoạn 3: Kích thước của khối u phát triển vượt quá 4cm, tuy nhiên, tế bào ung thư vẫn chưa lây lan đến các hạch bạch huyết. Điều này đồng nghĩa rằng bệnh nhân vẫn có cơ hội chữa trị để khôi phục sức khỏe.
  • Giai đoạn 4: Khối u đã phát triển với kích thước rất lớn và đã xâm lấn sang nhiều cơ quan khác như mạch bạch huyết ở cổ, phổi, xương,…

Ung thư tuyến giáp không biệt hóa

Những người mắc ung thư tuyến giáp không biệt hóa thường bắt đầu ở giai đoạn 4, cụ thể như sau:

  • Giai đoạn 4a: Khối u nằm trong tuyến giáp với kích thước không xác định. Tuy nhiên, tế bào ung thư chưa lây lan hoặc xâm lấn vào các cơ quan lân cận và hạch bạch huyết.
  • Giai đoạn 4b: Tế bào ung thư đã xâm lấn vào một số cơ quan như dây thần kinh, khí quản, thực quản, mạch máu hoặc hạch bạch huyết. Đồng thời, kích thước của khối u cũng phát triển lớn hơn và không thể đo được đường kính tối đa.
  • Giai đoạn 4c: Tế bào ung thư đã lan rộng và di căn đến nhiều vị trí khác. Do đó, khả năng điều trị thành công cho người bệnh ở giai đoạn này thường rất thấp.

Các cách điều trị ung thư tuyến giáp phổ biến

Tùy vào loại ung thư tuyến giáp và giai đoạn cũng như thể trạng của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ tư vấn các phương pháp điều trị khác nhau. Dưới đây là các phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp phổ biến hiện nay mà bạn có thể tham khảo.

Các phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp
Các phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp

Phẫu thuật

Phẫu thuật được xem là phương pháp chính để điều trị ung thư tuyến giáp. Quá trình này liên quan đến việc loại bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp và thường kết hợp với việc mổ vét hạch cổ. Cuộc phẫu thuật thực hiện sau khi bệnh nhân được gây mê toàn thân và đa số người bệnh có thể ra viện sau khi phẫu thuật vài ngày. Tuy nhiên, người bệnh vẫn cần nghỉ ngơi tại nhà trong vài tuần và tránh các hoạt động có thể gây căng thẳng cho vùng cổ như nâng vật nặng.

Hóa trị

Hóa trị không phải là phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp phổ biến. Nó thường được áp dụng khi ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa đã lan rộng sang các phần khác của cơ thể.

Người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng các loại thuốc mạnh để tiêu diệt các tế bào ung thư. Mặc dù hóa trị không thể chữa trị hoàn toàn ung thư tuyến giáp nhưng nó có thể giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh.

Điều trị ung thư tuyến giáp bằng hormone

Liệu pháp hormone tuyến giáp là phương pháp điều trị được sử dụng để thay thế hoặc bổ sung hormone do tuyến giáp sản xuất. Thuốc điều trị hormone tuyến giáp thường có dạng viên nén và có mục đích:

  • Thay thế hormone tuyến giáp sau phẫu thuật: Trong trường hợp tuyến giáp bị loại bỏ hoàn toàn, người bệnh cần sử dụng hormone tuyến giáp suốt đời để thay thế các hormone mà tuyến giáp trước đây sản xuất. Phương pháp này thay thế các hormone tự nhiên và không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào.
  • Ức chế sự phát triển của tế bào ung thư tuyến giáp: Để có thể ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư tuyến giáp, liệu pháp hormone tuyến giáp liều cao thường được đề xuất cho các trường hợp ung thư tuyến giáp nặng.

Xạ trị

Xạ trị là phương pháp chiếu tia xạ từ bên ngoài vào vùng khối u. Xạ trị thường được áp dụng để điều trị bổ trợ cho ung thư tuyến giáp thể tủy và ung thư tuyến giáp không biệt hóa. Phương pháp này có khả năng làm giảm tốc độ phát triển cũng như sự lan tràn của tế bào ung thư.

Điều trị bằng liệu pháp i-ốt phóng xạ

Điều trị bằng i-ốt phóng xạ được áp dụng cho người bệnh sau khi đã thực hiện phẫu thuật loại bỏ toàn bộ tuyến giáp và có nguy cơ tái phát cao.

Sau quá trình điều trị, tùy thuộc vào liều i-ốt phóng xạ mà người bệnh có thể cần phải nhập viện và thực hiện cách ly trong phòng riêng để ngăn cơ thể phát ra tia bức xạ. Khi liều bức xạ giảm xuống mức an toàn, người bệnh có thể tiếp tục tiếp xúc bình thường với người xung quanh và xuất viện.

Liệu pháp nhắm trúng đích

Một số loại ung thư tuyến giáp có thể được điều trị thông qua phương pháp nhắm trúng đích. Phương pháp này sử dụng các loại thuốc mới như lenvatinib và sorafenib để tấn công trực tiếp các tế bào ung thư, đồng thời giảm thiểu tác động đến tế bào khỏe mạnh.

Phương pháp điều trị nhắm trúng đích thường được chỉ định cho những trường hợp ung thư tuyến giáp đã di căn sang các phần khác của cơ thể và không phản ứng với liệu pháp i-ốt phóng xạ.

Các câu hỏi thường gặp về ung thư tuyến giáp

Bị ung thư tuyến giáp sống được bao lâu?

Nếu phát hiện bệnh ung thư tuyến giáp sớm thì khả năng chữa khỏi là rất cao và có thể tiếp tục kéo dài tuổi thọ. Do đó, nếu gặp bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ nào hãy nhanh chóng thăm khám để được phát hiện và điều trị bệnh sớm nhất.

Ung thư tuyến giáp có lây không?

Ung thư tuyến giáp không có yếu tố lây nhiễm. Nên người thân xung quanh nên cư xử một cách thoải mái để tránh làm cho người bệnh buồn bã và hoang mang.

Bị ung thư tuyến giáp có sinh con được không??

Theo các bác sĩ, ung thư tuyến giáp ảnh hưởng rất lớn đến chức năng sinh sản. Tuy nhiên, sau khi điều trị dứt điểm thì người bệnh vẫn có thể sinh con bình thường.

Như vậy, các phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp phổ biến đã được  Phòng Khám Nội – Ung Bướu Homed chia sẻ chi tiết trong bài viết trên đây. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh ung thư này.